Danh mục lựa chọn

Mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe răng miệng và cơ thể của bạn

Chăm sóc sức khỏe răng miệng không chỉ là việc giúp bạn sở hữu hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh cùng hơi thở thơm mát. Nhiều nghiên cứu khoa học gần đây đã tìm thấy một mối quan hệ mật thiết giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể của bạn. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp bạn bổ sung vào cẩm nang chăm sóc sức khỏe mỗi ngày.

sức khỏe răng miệng

Sức khỏe răng miệng có mối quan hệ mật thiết với cơ thể của bạn

Sức khỏe răng miệng và bệnh tiểu đường

Trên thực tế, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, bác sỹ nha khoa đã chỉ ra rằng bệnh nhân bị tiểu đường loại 2 có nguy cơ gia tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm nha chu, bệnh viêm nướu hơn những người bình thường. Theo cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học y tế công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia đã theo dõi trên 9300 người tham gia không mắc bệnh đái tháo đường, tiến hành nghiên cứu và đo mức độ vi khuẩn của họ trong vòng 20 năm và đưa ra kết luận.

Tiến sỹ Ryan Demmer – Nhà nghiên cứu khoa học thuộc khoa dịch tễ của trường đại học Mailman cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng những người có bệnh viêm nha chu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao gấp 2 lần so với những người có mức độ thấp hoặc không có bệnh lý về nướu răng.”

Có thể lý giải sức khỏe răng miệng dẫn đến bệnh tiểu đường là do, tình trạng viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng trở nên tồi tệ hơn, chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm cấp thấp khắp cơ thể, nó sẽ tàn phá và gây ra các phân tử bị viêm. Các phân tử viêm trong cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thụ thể insulin và ngăn chặn các tế bào của cơ thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose vào tế bào.

Sức khỏe răng miệng

Bệnh nha chu có nguy cơ dẫn đến bệnh tiểu đường

Đặc biệt

Có thể lý giải sức khỏe răng miệng dẫn đến bệnh tiểu đường là do, tình trạng viêm nướu, viêm nha chu dẫn đến tình trạng nhiễm trùng trong khoang miệng trở nên tồi tệ hơn, chúng có thể dẫn đến tình trạng viêm cấp thấp khắp cơ thể, nó sẽ tàn phá và gây ra các phân tử bị viêm. Các phân tử viêm trong cơ thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thụ thể insulin và ngăn chặn các tế bào của cơ thể sử dụng insulin để chuyển hóa glucose vào tế bào.

Bệnh nướu răng liên quan đến bệnh tiểu đường không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng. Chính vì vậy, bác sỹ khuyên bạn nên thăm khám nha khoa ít nhất từ 4-6 tháng/1 lần để bác sỹ nhận ra các dấu hiệu bệnh để ngăn ngừa và có biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh sớm nhất.

Sức khỏe răng miệng và bệnh tim

Tương tự bệnh tiểu đường, tình trạng sức khỏe răng miệng kém và bệnh tim đã được công nhận, cả 2 thường được tìm thấy cùng nhau. Tuy nhiên vẫn có 1 số nguy cơ tiềm ẩn khác, cụ thể như ở người già và những người thường xuyên hút thuốc lá có thể dẫn đến cả bệnh về nướu và bệnh của tim.

Sức khỏe răng miệng

Hút thuốc lá có nguy dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Trong nhiều nghiên cứu khoa học về mối quan hệ giữa bệnh nha khoa và bệnh tim, sau khi loại bỏ tác động của các yếu tố nguy cơ về tuổi tác, người hút thuốc lá, người ta nhận thấy nhiều mối quan hệ giữa bệnh về nướu răng và bệnh tim. Để giải thích về điều này, chuyên gia nha khoa có lý giải là do khi người bệnh bị bệnh viêm nướu, viêm nha chu không điều trị triệt để, một lượng vi khuẩn nhỏ xâm nhập vào dòng máu của bạn khi bạn thực hiện chức năng ăn nhai gây xơ vữa động mạch dẫn đến bệnh các bệnh lý về tim.

Chính vì vậy các tốt nhất để duy trì sức khỏe răng miệng và sức khỏe cơ thể bạn chính là hãy kiểm tra răng miệng định kỳ từ 4-6 tháng/1 lần để bác sỹ lấy cao răng, nếu có bệnh lý răng miệng nào sẽ xử lý triệt để. Bên cạnh đó, bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ tơ nha khoa và nước súc miệng giúp hàm răng sạch sẽ, hơi thở thơm mát và ngăn ngừa các bệnh lý nha khoa.

Biến chứng về thai nghén và bệnh nướu răng

Hầu như việc mang thai sẽ không ảnh hưởng hay tác động đến răng, tuy nhiên có rất nhiều phụ nữ mang thai đã gặp các vấn đề về răng. Các biểu hiện thường xảy ra chủ yếu là: Bệnh viêm nướu răng, sưng nướu, chảy máu răng, đau răng… điều này không chỉ không tốt cho sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Sức khỏe răng miệng

Cần chú trọng chăm sóc răng miệng ở phụ nữ mang thai để bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi

Ở phụ nữ mang thai, lượng hooc môn trong cơ thể tăng cao hơn so với những người bình thường và dễ mắc bệnh lý về nướu răng hơn. Sức khỏe răng miệng của mẹ bầu không tốt ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, tình trạng răng miệng của bé cũng có thể bị tổn thương. Khoa học đã chứng minh phần lớn trẻ em sinh ra từ những người mẹ gặp vấn đề về răng miệng sẽ có tình trạng răng miệng không tốt như những những đứa trẻ được sinh ra bởi những thai phụ có sức khỏe răng miệng tốt.

Để phòng tránh tình trạng này, mẹ bầu nên thăm khám nha khoa từ 4-6 tháng/1 lần để bác sỹ sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh viêm nướu, viêm nha chu và điều trị triệt để các vấn đề này. Đồng thời thai phụ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây chứa nhiều chất xơ, các chế phẩm từ sữa… vừa tốt cho sức khỏe và tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh lý nha khoa.

Răng miệng là tấm gương phản chiếu sức khỏe toàn diện của bạn. Mối liên hệ mật thiết giữa sức khỏe răng miệng và cơ thể giúp bạn tìm ra cách chăm sóc sức khỏe hợp lý, ngăn ngừa những ảnh hưởng không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể bạn.

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
0902.68.55.99 0902.68.55.99
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
zalo
Gọi điện
Chat
Để lại số điện thoại
bác sĩ sẽ gọi lại ngay