Danh mục lựa chọn

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và phương pháp hạ sốt an toàn cho bé

Tác giả Nha khoa Dencos Luxury
08:15 06/11

Khi trẻ cảm thấy khó chịu, chảy nước dãi, không ăn, không ngủ, sốt cao thì nhiều bậc phụ huynh đều nghĩ đó là triệu chứng quen thuộc khi bé mọc răng. Tuy nhiên điều đó chưa hẳn đã chính xác. Bài viết sau sẽ giúp bạn phân biệt giữa trẻ sốt mọc răng và sốt bệnh lý khác

Trẻ sốt mọc răng

Trẻ em sốt mọc răng nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Bất chấp những lời khuyên mà các bậc cha mẹ đã được nghe, một nghiên cứu từ tạp chí Pediatrics đã xác nhận răng sốt cao không phải là dấu hiệu chính xác khi trẻ mọc răng. Thay vào đó, nó có thể là một dấu hiệu các các bệnh khác nguy hiểm hơn. Các bậc phụ huynh cần lưu ý điều này
 .
Tiến sĩ Paul Casamasimo, giám đốc Bệnh viện Nhi khoa Mỹ cho biết: “Nếu một đứa trẻ bị sốt cao, cảm thấy không thoải mái, ăn uống thất thường hay không chịu ăn thì đó là một dấu hiệu nguy hiểm của trẻ chứ không phải là dấu hiệu sốt mọc răng ở trẻ. Bạn nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để các bác sĩ chẩn đoán một cách chính xác nhất tình trạng của trẻ”

DẤU HIỆU PHÂN BIỆT GIỮA SỐT MỌC RĂNG VÀ SỐT BỆNH LÝ KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

Trẻ em thường mọc răng sữa vào khoảng thời gian từ 24 – 32 tuần tuổi. Ở độ tuổi này trẻ sẽ hình thành răng sữa nên sẽ có các dấu hiệu sốt mọc răng để nhận biết như sau:
.
trẻ sốt mọc răng
.
Sốt mọc răng ở trẻ như thế nào
  • Bé chảy nước bọt nhiều: Thời kỳ này trẻ thường chảy nước miếng và thích ngậm gì đó trong miệng. Khi mọc răng, cơ thể yếu đi nên các em dễ bị bệnh và rối loạn tiêu hóa. Trẻ thường bị sốt vào thời kỳ này hoặc sớm hơn.
  • Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc, ít ngủ và bứt rứt khó chịu trong người.
  • Nướu có thể bị sưng đỏ làm trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng đang nhú lên. Bé thường cho ngón tay, đồ chơi vào miệng để cắn. Những triệu chứng này thường xảy ra từ 3 đến 5 ngày trước khi răng nhú lên. Một số trường hợp có thể bị nhiễm trùng vùng răng miệng do nướu nứt ra.
  • Đại tiện phân nhão khoảng 3-4 lần một ngày.
  • Ngoài ra, trẻ có thể biếng bú, biếng ăn và khóc. Ho cũng là triệu chứng mà cha mẹ cần lưu ý.
  • Những dấu hiệu trên thường xuất hiện trước 4 ngày so với khi răng sữa nhú ra khỏi nướu.

CHA MẸ CẦN LÀM GÌ KHI TRẺ SỐT MỌC RĂNG?

“Khi thấy trẻ em sốt mọc răng, cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán đúng bệnh. Nhưng, trước hết cầ dùng thuốc hạ sốt để đề phòng một số biến chứng nguy hiểm như co giật,…(thường dùng paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng. Với, trẻ sốt trên 38,5 °C, mỗi lần dùng cách nhau 4-6h)”, bác sĩ Việt cho biết.

Để các bé bớt quấy khóc khi mọc răng, cha mẹ cần làm những việc sau giúp hạ bớt đau cho con:

– Cho trẻ tắm bằng nước ấm: Trẻ tắm bằng nước ấm sẽ giúp trẻ bình tĩnh và quên đi phần nào những cơn đau nức khiên bé bớt quấy khóc.

– Cho trẻ ngậm núm ti lạnh: Khi nhú răng, trẻ rất thích ngậm đồ để bớt ngứa nướu. Vì vậy, các mẹ nên cho con ngậm núm ti lạnh để xoa dịu khó chịu của trẻ

– Ướp lạnh khăn: Mẹ nên lấy 1 chiếc khăn sạch và cho vào tủ lạnh. Vải bông mềm khi bị đông cứng rất thích hợp cho trẻ chườm hoặc gặm thoải mái giúp bé bớt cơn đau mọc răng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, mẹ cần cho chiếc khăn vào 1 hộp nhựa sạch.

– Dùng ngón tay của mẹ xoa dịu cơn đau của con: Khi con quấy sốt mọc răng, các mẹ hãy rửa tay thật sạch và dùng ngón tay mát- xa lợi cho con.

TRẺ SỐT MỌC RĂNG KÉO DÀI MẤY NGÀY?

Trẻ thường sốt 2-3 ngày trước khi răng sữa nhú lên. Khi răng đã nhú lên thì cơn sốt cũng giảm dần và hạ hẳn. Theo một nghiên cứu chính xác thì nếu đúng là trẻ sốt mọc răng thì trẻ chỉ sốt đến 3 ngày, nếu tình trạng trẻ sốt kéo dài hơn thì bạn nên đưa trẻ đến thăm khám với các bác sĩ để được tư vấn chính

trẻ sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng bao nhiêu ngày?

CHA MẸ CẦN LƯU Ý GÌ KHI TRẺ SỐT MỌC RĂNG?

– Nếu bé đi cầu phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

– Hãy mang bé đến bác sĩ nha khoa nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân. Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

– Cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt. Thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm. Nhớ luôn luôn làm sạch nướu sau khi cho trẻ bú hoặc ăn. Dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng nước sạch quấn quanh ngón tay.

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
0902.68.55.99 0902.68.55.99
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
zalo
Gọi điện
Chat
Để lại số điện thoại
bác sĩ sẽ gọi lại ngay