Danh mục lựa chọn

Bệnh lở miệng: Triệu chứng, Nguyên nhân và Giải pháp chữa dứt điểm

Tác giả Nha khoa Dencos Luxury
07:26 04/03

Không chỉ gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt hàng ngày, bệnh lở miệng còn là biểu hiện của những căn bệnh trong cơ thể. Vì vậy, bạn chớ coi thường những vết nhiệt, lở loét tưởng chừng đơn giản này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các điều trị dứt điểm chứng bệnh này.

Lở miệng và tổng quan về bệnh

lở miệng

Lở miệng gây nên nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

Lở loét miệng là một chứng bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Các vết loét này có thể xuất hiện trên bất kỳ mô mềm nào trong miệng bao gồm môi, má, nướu, lưỡi… Thậm chí là trên thực quản của bạn.

Trong hầu hết các trường hợp, vết lở miệng gây ra một số vết đỏ và đau hoặc những cảm giác ngứa rát quanh vết loét. Tùy thuộc vào kích thước, mức độ nghiêm trọng và vị trí của vết loét. Chúng có thể gây khó khăn cho việc ăn, uống, giao tiếp. Các vết loét cũng có thể phát triển mụn nước. Đôi khi tình trạng chảy máu cũng có thể diễn ra nếu bạn bị lở loét nặng.

Các vết loét thường tự lành trong khoảng 1 tuần. Chúng có đường kính nhỏ hơn 1 cm và có thể xuất hiện 1 mình hoặc thành 1 cụm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng miệng lở loét

lở miệng

Bị lở miệng lâu ngày do đâu?

Bệnh lở miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, dù xuất phát từ nguyên nhân nào cũng sẽ khiến bạn bị đau, khó chịu. Dưới đây là danh sách 10 nguyên nhân có thể xảy ra:

– Chấn thương nhỏ ở miệng: Có thể do chải răng quá mạnh hoặc sai cách. Hoặc do chấn thương khi chơi thể thao hay vô tình cắn phải.

– Do niềng răng, sử dụng răng giả: Niềng răng hay việc sử dụng răng giả có thể khiến khí cụ nha khoa chà xát vào các mô mềm trong khoang miệng. Điều này cũng là nguyên nhân gây lở miệng mà ít ai để ý đến.

– Sử dụng kem đánh răng có chứa chất Sodium Lauryl Sulfate (SLS): SLS là chất được sử dụng rộng rãi để tạo bọt trong các sản phẩm tiêu dùng. Thế nhưng SLS được xem là thành phần nguy hiểm nhất trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng. Với tính chất tẩy rửa mạnh, nó có thể gây kích ứng da và loét miệng nếu tiếp xúc nhiều. Trong kem đánh răng, tuy thành phần SLS không nhiều nhưng nó vẫn có thể gây lở miệng với những người mẫn cảm.

∗ Những nguyên nhân khác

– Hút thuốc lá

– Nhạy cảm với thực phẩm có tính axit như dâu tây, cam quýt… và các loại thực phẩm kích thích khác như socola, cà phê…

– Thiếu các vitamin thiết yếu: Việc bổ sung thiếu hụt một số vitamin nhóm B (1, 2, 6, và 12), kẽm, folate và sắt cũng là nguyên nhân gây lở miệng.

– Sự suy giảm của hệ thống miễn dịch như cảm lạnh, cúm hoặc sau phẫu thuật.

– Thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt.

– Căng thẳng cảm xúc hoặc thiếu ngủ.

– Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm.

Bệnh lở miệng – Dấu hiệu của các bệnh trong cơ thể?

Bạn có biết, bệnh lở khóe miệng cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn trong cơ thể và cần điều trị y tế, chẳng hạn như:

lở miệng

Bệnh lở miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

– Bệnh viêm đường ruột

– Ung thư miệng

– Bệnh đái tháo đường

– Bệnh Behcet (một tình trạng gây viêm khắp cơ thể)

– HIV/AIDS, bệnh giang mai

Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan khi bị lở miệng thường xuyên. Hãy có những biện pháp khắc phục kịp thời,

Lở miệng phải làm sao?

Các vết lở miệng nhỏ thường biến mất một cách tự nhiên trong vòng 7 đến 10, nhưng chúng có thể kéo dài đến cả tháng. Một số biện pháp đơn giản tại nhà có thể giảm đau và tăng tốc quá trình chữa bệnh như:

lở miệng

Lở miệng lâu ngày không khỏi phải làm sao?

– Tránh một số thực phẩm nhất định như thức ăn nóng, cay, mặn, những thực phẩm có lượng đường cao

– Tránh hút thuốc lá và rượu cũng như các chất kích thích khác như cà phê

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để khoang miệng luôn đảm bảo sạch sẽ

– Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, stress

– Cần một chế độ ăn uống cân bằng. Uống đủ nước và bổ sung đầy đủ vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B

Chữa bệnh lở miệng

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách chữa lở miệng cho hiệu quả ngay sau đây:

– Sử dụng nước súc miệng

Sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng có đặc tính sát trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn bên trong khoang miệng. Việc này sẽ giúp làm sạch khu vực tổn thương và làm giảm đau hoặc khó chịu cho bạn.

– Uống trà hoa cúc mật ong

Hoa cúc và mật ong được sử dụng như một phương pháp chữa lành vết loét miệng hiệu quả bằng cách giảm đau và viêm. Uống 1 tách trà hoa cúc mật ong hoặc đơn giản là súc miệng với trà. Nó sẽ giúp điều trị bệnh lở miệng rất hiệu quả.

– Làm sạch vết loét bằng dầu đinh hương

Bạn có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối loãng để súc miệng trước. Sau đó dùng bông gòn thấm dầu đinh hương. Thoa vào vết thương để giảm đau rát do viêm nhiệt miệng gây ra.

– Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể với các chất dinh dưỡng lành mạnh

Hãy chắc chắn rằng chế độ ăn uống của bạn có chứa rất nhiều trái cây, rau xanh… Bạn cũng có thể bổ sung thêm sữa chua mỗi ngày. Nó rất tốt cho hệ tiêu hóa và có ích ngay cả trong việc ngăn ngừa các vết lở loét miệng có thể tái phát.

Lở miệng lâu ngày tuy không gây nên hậu quả nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần tiến hành thăm khám và xử lý các vấn đề răng miệng thường xuyên để hàm răng thật sự khỏe mạnh. Mọi vấn đề còn thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn.

 

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
0902.68.55.99 0902.68.55.99
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
zalo
Gọi điện
Chat
Để lại số điện thoại
bác sĩ sẽ gọi lại ngay