Danh mục lựa chọn
Sâu răng ở trẻ em là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều trẻ. Tuy nhiên vấn đề này thường không được bố mẹ quan tâm với suy nghĩ răng sữa sẽ rụng đi và thay bằng răng mới. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến răng vĩnh viễn và sức khỏe hàm răng của trẻ sau này. Tìm hiểu ngay bài viết sau đây để có thông tin chính xác nhất giúp bạn chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con.
Sâu răng là tình trạng phổ biến của nhiều trẻ nhỏ
Sâu răng ở trẻ em là bệnh lý răng miệng xảy ra ở nhiều trẻ nhỏ. Do thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng tích tụ và tấn công răng gây nên.
Trẻ em là đối tượng sâu răng có thể dễ dàng tấn công nhất. Bởi ở độ tuổi này trẻ chưa ý thức được tác hại của những bệnh lý răng miệng gây ra. Thói quen ăn uống hàng ngày của trẻ, kẹo, bánh, những loại đồ ăn có chứa nhiều đường… chính là nguyên nhân cho vi khuẩn tấn công và phát triển gây ra sâu răng.
Ngoài ra, việc lơ là vệ sinh răng miệng, các răng khó làm sạch triệt để khiến thức ăn và chất bẩn tích tụ gây mảng bám trên khoang miệng, là môi trường thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh sâu răng ở trẻ em.
Sâu răng ở trẻ em có thể gặp phải do nhiều nguyên nhân
Rất nhiều người có tư tưởng chủ quan đối với vấn đề sâu răng sữa ở trẻ. Bởi vì quan niệm đây chỉ là răng sữa và sớm muộn nó cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Nhưng đó là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm. Vì răng sữa trên thực tế đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, không bị xô lệch. Sâu răng ở trẻ sẽ làm cho răng của trẻ bị rụng sớm hoặc có thể phải nhổ trước. Nó là nguyên nhân làm cho răng vĩnh viễn mọc ngầm, mọc chậm và mọc không đúng vị trí.
Thưc tế, trẻ chỉ thay 20 chiếc răng tất cả, trong đó có răng hàm số 4, số 5. Những răng hàm còn lại sẽ mọc tương ứng theo độ tuổi. Răng số 6 và số 7 sẽ mọc trong khoảng trẻ từ 6 – 12 tuổi. Đây là những chiếc răng hàm đóng vai trò là răng vĩnh viễn luôn và hầu như không thay mới.
Đặc biệt, răng hàm số 6 và số 7 đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chức năng ăn nhai của cả hàm răng, vì thế nếu trẻ có dấu hiệu bị sâu răng cha mẹ nên đưa bé đến địa chỉ nha khoa uy tín để bác sỹ thăm khám và có hướng điều trị thích hợp với mỗi trẻ. Khi tình trạng sâu răng ở trẻ em nặng không thể bảo tồn được thì biện pháp cuối cùng của bác sỹ là nhổ răng cho trẻ em
Tùy tình trạng răng sâu mà bác sỹ sẽ có chỉ định phù hợp
Sâu răng ở trẻ nhỏ gây đau nhức và khiến trẻ biếng ăn, quấy khóc. Do vậy, điều trị sâu răng ở trẻ cần được tiến hành nhanh chóng và chuẩn xác, tránh những tác động xấu đến răng miệng. Tùy thuộc vào mức độ răng sâu mà nha sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp và an toàn nhất.
– Với trường hợp sâu răng hàm ở trẻ em mới chớm và chưa bị ăn mòn nhiều, lỗ sâu bé, bác sỹ có thể sử dụng phương pháp trám răng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô bị tổn thương do sâu răng gây ra. Để loại bỏ triệt để mầm bệnh gây sâu răng, làm sạch vết thương. Sau đó việc trám răng sẽ được thực hiện, nhằm ngăn ngừa những tác nhân không mong muốn có thể xâm nhập làm hỏng răng.
Với phương pháp trám răng bạn có thể yên tâm, răng thật của trẻ không bị xâm lấn, không gây đau nhức trong khi bác sỹ thực hiện. Răng bị sâu được điều trị triệt để đảm bảo cho bé thực hiện tốt chức năng ăn nhai, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Sâu răng trẻ em cần xử lý đúng cách tại nha khoa uy tín
– Trường hợp vết sâu răng lớn tạo thành lỗ sâu rộng có thể ăn mòn gần hết răng của bé. Việc nhổ bỏ răng sâu là điều không thể tránh khỏi. Điều này không chỉ ngăn chặn sự lây lan sang các răng khác mà còn bảo vệ hàm răng của trẻ không bị ảnh hưởng sau này.
+ Nếu răng sâu của bé là răng sữa, trường hợp không thể bảo tồn được răng sữa. Bác sỹ sẽ xem xét và kiểm tra mầm răng vĩnh viễn để có kế hoạch nhổ bỏ răng. Chờ đợi đến giai đoạn răng vĩnh viễn phát triển.
+ Nếu sâu răng ở trẻ em là răng vĩnh viễn, không thể khôi phục bằng phương pháp hàn trám răng. Bác sỹ sẽ tiến hành điều trị tủy răng. Sau đó bọc răng sứ cho bé, khi bé đến tuổi trưởng thành sẽ thay chụp răng sứ mới. Điều này sẽ giúp giữ lại chân răng sâu cho bé mà không cần nhổ đi.
Vì vậy, để dự phòng các bệnh răng miệng và các biến chứng, cha mẹ nên phòng bệnh và điều trị sớm cho bé, có thói quen khám răng định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trẻ, người lớn cần hướng dẫn các em cách chải răng miệng đúng cách. Hạn chế cho trẻ ăn bánh, kẹo và nhiều đồ ngọt, hướng dẫn ăn theo bữa. Thực hiện đánh răng sau khi ăn ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.
CHÚ Ý: ĐỂ TRÁNH PHÁT SINH CHI PHÍ GÓI CƯỚC ĐIỆN THOẠI TRONG SUỐT QUÁ TRÌNH TƯ VẤN CHO BẠN.
- Bạn nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung chát, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
- Bạn nên chát với BÁC SĨ qua khung chát trực tuyến để không tốn chi phí điện thoại
Ý kiến khách hàng:
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất