Danh mục lựa chọn

Nguyên nhân đắng miệng khi ngủ dậy vào buổi sáng và cách điều trị hiệu quả

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, thời gian gần đây cháu hay thấy hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy. Đi kèm với đó là cảm giác hơi đau đầu và chóng mặt. Tình trạng này thường xuyên xuất hiện vào buổi sáng, cơn đau thường kéo dài khoảng 2 phút nhưng dạo gần đây thì kéo dài hơn. Cháu không biết nguyên nhân đắng miệng vào buổi sáng là do đâu và có cách nào điều trị không ạ. Mong bác sĩ tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này cho cháu được không ( Võ Văn Đạt – Nghệ An )

Trả lời:

Chào bạn, bác sĩ nha khoa quốc tế Dencos Luxury rất cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho nha khoa. Chúng tôi xin trả lời cho bạn về vấn đề đắng miệng khi ngủ dậy vào buổi sáng như sau. Đầu tiên bạn cần phải hiểu rõ được các nguyên nhân gây nên bệnh đáng miệng vào buổi sáng

Phụ nữ bị đắng miệng vào buổi sáng

Đắng miệng sau khi ngủ dậy

DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG ĐẮNG MIỆNG VÀO MỖI BUỔI SÁNG

Đắng miệng là khi hương vị trong miệng của bạn bị thay đổi lâu ngày hay được gọi là hiện tượng Dysgeusia. Đây là một hiện tượng khó chịu và có thể kéo dài trong một thời gian dài cho đến khi nguyên nhân cơ bản được điều trị

Người phụ nữ liếm môi do đắng miệng vào mỗi buổi sáng

Dysgeusia là thuật ngữ y học cho hiện tượng hương vị thay đổi trong miệng

Những người bị bệnh mô tả những triệu chứng mà họ thường gặp phải như

  • Miệng có vị đắng
  • Có mùi hôi
  • Vị mặn

Tình trạng này có thể làm cho bạn mất tập trung. Thậm chí có thể làm cho bạn không thể cảm nhận được những hương vị khác trong khi ăn uống. Ngoài ra còn gây nên tình trạng hôi miệng ngay cả khi vừa đánh răng xong. Bên cạnh đó có các triệu chứng khác tùy thuộc và nguyên nhân gây nên hiện tượng đắng miệng.

NGUYÊN NHÂN HIỆN TƯỢNG ĐẮNG MIỆNG KHI NGỦ DẬY 

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng. Đây có thể là do hậu quả của các bệnh lý thông thường như sốt, cảm lạnh, người ốm yếu, sút cân. Hay sức đề kháng của cơ thể giảm sút cũng gây nên hiện tượng này. Tuy nhiên các nguyên nhân đó không đáng lo ngại. Vì đó chỉ là các biểu hiện bình thường của cơ thể.

Nếu tình trạng đắng miệng của bạn kéo dài liên tục mà không thuyên giảm thì có thể vấn đề sẽ nghiêm trọng hơn. Đấy có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như:

Khô miệng

Khô miệng gây nên tình trạng đắng miệng

Khô miệng, còn được gọi là xerostomia. Xảy ra khi miệng không tạo đủ nước bọt hoặc rối loạn điều tiết nước bọt. Hiện tượng xảy ra có thể do một số nguyên nhân:

  • Tình trạng lão hóa của cơ thể
  • Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh
  • Hội chứng Sjögren, gây khô quá mức trong miệng và mắt
  • Do hút thuốc lá

Nếu tình trạng khô miệng kéo dài, hương vị trong miệng có thể thay đổi. Cảm nhận hương vị có thể đắng hoặc mặn hơn. Ngoài ra rối loạn điều tiết tuyến nước bọt có thể làm cho bạn khó ăn uống hoặc nói khó khăn và những người bị bệnh này có thể gặp nhiều vấn đề về sâu răng hay nhiễm trùng nướu răng

Đắng miệng khi ngủ dậy do trào ngược dịch mật

Cơ chế trào ngược dạ dày thực quản gây nên tình trạng đắng miệng

Trào ngược dịch mật gây nên hiện tượng đắng miệng

Đây là hiện tượng khi dịch mật ở ruột non trào ngược lên dạ dày và thực quản. Gây nên hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy. Nguyên nhân đắng miệng khi ngủ dậy có thể do van môn vị ngăn cách giữa ruột non và dạ dày bị hư tổn không đóng kín. Hoặc có thể do một số rối loạn trong cơ thể của mỗi người

Thuốc và thực phẩm chức năng

Một khi cơ thể bạn đã hấp thụ một số loại thuốc. Tàn dư của thuốc sẽ được bài tiết vào nước bọt. Ngoài ra, nếu một loại thuốc hoặc các thực phẩm chức năng có các dư vị đắng hay nhiều tính kim loại. Nó có thể gây nên hiện tượng khô miệng sau khi ngủ dậy của bạn

Thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây rối loạn vị giác

Thuốc và thực phẩm chức năng có thể gây rối loạn vị giác

Thủ phạm thường gặp là:

  • Kháng sinh tetracycline
  • Lithium, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần
  • Một số loại thuốc tim mạch
  • Vitamin và các chất bổ sung có chứa kẽm, crom hoặc đồng

Do chức năng của gan bị suy giảm

Đắng miệng do suy giảm chức năng gan

Đắng miệng do suy giảm chức năng gan

Gan là một bộ phận của cơ thể đảm nhiệm nhiệm vụ điều hòa các phản ứng hóa sinh. Giúp chuyển hóa cũng như thanh lọc các chất độc hại cho cơ thể. Khi gan bị tổn thương, làm việc quá cường độ, vị virus tấn công… làm tình trạng gan hoạt động không bình thường hay còn gọi là suy giảm chức năng gan. Gây nên hiện tượng đắng miệng sau khi ngủ dậy

Điều trị ung thư

Các phương pháp điều trị bằng hóa trị có thể gây nên kích thích vị giác, gây ra nhiều thứ. Bao gồm đắng miệng, suy giảm điều tiết tuyến nước bọt hay các vấn đề về tuyến giáp

Mang thai

Đắng miệng là một hiện tượng khá phổ biến trong ba tháng đầu của thai kỳ

Phụ nữ mang thai có thế bị đắng miệng

Khi mang thai cơ thể thường bị thay đổi bởi nhiêu yếu tố. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến các giác quan. Có thể gây ra cảm giác thèm ăn hay một số loại thực phẩm sẽ trở nên khó chịu, buồn nôn

Hiện tượng đắng miệng khi mang thai là một hiện tượng khá bình thường và sẽ không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe. Điều này có thể gây khó chịu nhưng thường biến mất sau này trong thai kỳ hoặc sau khi sinh

Mãn kinh

Phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh cũng có thể có vị đắng trong miệng. Điều này có thể là do lượng estrogen thấp hơn trong cơ thể, có thể dẫn đến tình trạng thứ cấp, chẳng hạn như hội chứng miệng bị đắng thường xuyên. Nó cũng có thể là do miệng khô dai dẳng.

Đắng miệng do tổn thương thần kinh

Giống như các giác quan khác của chúng ta, vị giác được kết nối trực tiếp với các dây thần kinh của não. Sự tổn hại cho các dây thần kinh có thể gây ra một sự thay đổi trong cách một người trải nghiệm vị giác, gây nên hiện tượng đắng miệng mỗi ngày

Tổn thương dây thần kinh có thể do chấn thương đầu hoặc các tình trạng bao gồm:

  • Bệnh động kinh
  • Đa xơ cứng
  • U não
  • Bệnh bại liệt
  • Chứng mất trí

Đắng miệng vào buổi sáng còn có thể do các bệnh lý về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm lợi…

Đắng miệng do các bệnh lý về răng miệng

Các bệnh lý về răng miệng cũng có thể gây nên hiện tượng đắng miệng

Một số bệnh lý về răng miệng như nha chu, sâu răng, viêm lợi… ẽ giúp cho các vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng. Chúng làm phân hủy các thức ăn dư thừa trong kẽ răng. Chuyển hóa các chất vô cơ thành hữu cơ, làm giảm lượng nước bọt trong khoảng miệng. Vì thế nên bạn sẽ có hiện tượng đắng miệng sau khi ngủ dậy vào mỗi buổi sáng

CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐẮNG MIỆNG KHI NGỦ DẬY VÀO BUỔI SÁNG

Để điều trị triệt để tình trạng này bạn cần phải biết được nguyên nhân cơ bản. Bác sỹ có thể chẩn đoán vấn đề bằng cách hỏi về bất kỳ triệu chứng hay các loại thuốc mà bạn thường sử dụng. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phú hợp

Phương pháp điều trị tại nhà có thể giúp tạm thời giảm các triệu chứng của họ trong khi tìm kiếm một giải pháp lâu dài hơn như

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thăm khám bác sĩ thường xuyên để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Biện pháp điều trị đắng miệng vào buổi sáng

– Bạn nên định kì đi khám sức khỏe thường xuyên 6 tháng 1 lần. Để có thể kịp thời phát hiện và sàng lọc các bệnh lý về gan ,dạ dày cũng như các bệnh lý liên quan. Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên, đánh răng. Dùng chỉ nha khoa hay sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn

– Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cũng góp phần giảm hiện tượng đắng miệng vào buổi sáng. Lấy cao răng thường xuyên hay điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, nha chu sẽ giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng đắng miệng của cơ thể

Các thực phẩm nên bổ sung để phòng ngừa bệnh

Chế độ ăn uống hợp lý giúp loại bỏ tình trạng đắng miệng vào buổi sáng hiệu quả

Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hàng ngày

– Nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý để giảm tình trạng đắng miệng khi ngủ dậy. Ăn các loại thức ăn có nhiều tinh bột, chất xơ và dễ tiêu hóa như cháo, rau xanh, vào mỗi buổi sáng sẽ giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa hơn. Tránh ăn các thức ăn cay nóng, có gas, có tình axit hay nhiều chất béo

– Không nên nằm ngay sau khi ăn để thức ăn có thời gian tiêu hóa. Tránh trào ngược dịch vị dạ dày gây nên hiện tượng đắng miệng

Đắng miệng khi ngủ dậy không phải là một bệnh lý nên sẽ không có các phương pháp hay thuốc chữa trị cụ thể. Mà cần xem xét các nguyên nhân để có thể đưa ra phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả. Nếu còn bất kì thắc mắc hay mong muốn tư vấn nào về hiện tượng đắng miệng khi ngủ dậy bạn có thể liên hệ vào số hotline 0902.68.55.99 để được các bác sĩ của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
0902.68.55.99 0902.68.55.99
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
zalo
Gọi điện
Chat
Để lại số điện thoại
bác sĩ sẽ gọi lại ngay