Danh mục lựa chọn

Khô miệng – Nguyên nhân – Dấu hiệu – Phương pháp chữa trị HIỆU QUẢ

Tác giả Nha khoa Dencos Luxury
05:02 04/10

Khô miệng khát nước là vấn đề mà nhiều người gặp phải nhưng lại thiếu hiểu biết về bệnh lý này. Tình trạng này gây lên không ít ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu một cách chi tiết nhất từ định nghĩa, nguyên nhân, dấu hiệu. Đến các phương pháp xử lý nhanh chóng hiện tượng này.

khô miệng

Khô miệng là tình trạng phổ biến hiện nay

KHÔ MIỆNG KHÁT NƯỚC LÀ BỆNH GÌ?

Khô miệng là tình trạng miệng không tiết đủ nước bọt hoặc không tiết nước bọt. Khiến miệng bị khô, cảm giác khát nước và nứt nẻ ở môi.

Khô miệng khát nước không chỉ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và tâm lý. Gây khó khăn trong ăn uống, nói, thay đổi vị giác, nhiễm trùng răng miệng. Mà nó còn đẩy nhanh sự thoái hoá răng do môi trường miệng trở nên acid hoá. Mất các chất khoáng, các men có vai trò miễn dịch bảo vệ răng.

bệnh khô miệng

Khô miệng do thiếu nước, quá trình tiết nước bọt có vấn đề

NGUYÊN NHÂN GÂY KHÔ MIỆNG KHÁT NƯỚC VỀ ĐÊM?

Khô miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sau:

  • Do bản thân tuyến nước bọt bị nhiễm trùng hoặc các bệnh về tuyến nước bọt. Khi đó, vi khuẩn, nấm sẽ phá hủy dần các mô tuyến nước bọt từ đó khả năng tiết nước bọt cũng bị suy giảm.
  • Do tuổi tác: Ở người cao tuổi, lượng nước bọt tiết ra ngày càng ít dần. Người bệnh khó nhai, khó nuốt thức ăn khô. Các rối loạn do khô miệng nặng dần theo lứa tuổi. Nước bọt quánh đặc, ít hơn, niêm mạc miệng trở nên đỏ, khô, lưỡi bóng, gây đau đớn khi ăn. 
  • Do điều trị một số bệnh: Có thể là bệnh ung thư phải xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt. Thậm chí là tổn thương vĩnh viễn dẫn đến cảm giác khô miệng.

khô miệng

Sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh cũng có thể là nguyên nhân gây khô miệng

Khô miệng khát nước còn do nguyên nhân:

  • Do thuốc: Hiện nay có khoảng 400 loại thuốc trên thị trường có thể gây ra bệnh khô miệng như. Có thể kể đến như: Thuốc an thần, thuốc kháng sinh, thuốc chống nôn, thuốc trị chứng đau nửa đầu…Thường là các thuốc có chứa hoạt tính anticholigergic làm ức chế thần kinh bài tiết.
  • Do một số bệnh hay mắc phải như: tiêu chảy, đổ mồ hô nhiều, đái tháo đường, rối loạn nội tiết tố kém dinh dưỡng. Tổng thương dây thần kinh tuyến nước bọt…Khô miệng có thể là một hậu quả của điều kiện sức khỏe nhất định hoặc phương pháp điều trị. Bao gồm cả hội chứng Sjogren bệnh tự miễn dịch, tiểu đường, bệnh Parkinson, HIV / AIDS, rối loạn lo âu và trầm cảm. Đột quỵ và bệnh Alzheimer có thể gây ra nhận thức của miệng khô, mặc dù các tuyến nước bọt hoạt động bình thường. 

khô miệng

Há miệng khi ngủ gây khô miệng nghiêm trọng

  • Do thói quen ăn uống, sinh hoạt. Uống quá nhiều rượu, hút thuốc lá thường xuyên. Do việc ngủ ngáy, tư thế nằm không hợp lý, ngạt mũi phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng. Ngáy và thở bằng miệng mở cũng có thể đóng góp cho vấn đề.

DẤU HIỆU CỦA BỆNH KHÔ MIỆNG?

Dấu hiệu của chứng khô miệng (khô họng) chủ yếu ở các bệnh nhân là cảm giác khó chịu, khô niêm mạc miệng và họng. Đôi khi gây cảm giác nóng rát, giảm hay mất vị giác, đặc biệt là trên lưỡi. Bạn sẽ cảm thấy khát thường xuyên, khó khăn trong việc nhai, nuốt và nói, miệng có mùi hôi.

khô miệng rát lưỡi

Khô miệng kéo theo nhiều ảnh hưởng đến họng và niêm mạc

Ở một số bệnh nhân, hôi miệng còn biểu hiện ở triệu chứng teo, nứt niêm mạc (đặc biệt là môi) và gây chảy máu. Lở loét trong miệng, vết loét hoặc tách da ở các góc của miệng, nứt môi. Nhiễm trùng niêm mạc miệng hiếm khi xảy ra và khi nó xảy ra thường là do nấm vòm miệng.

phương pháp chữa trị bệnh khô miệng hiệu quả

– Nên uống nước thường xuyên, đều đặn để làm cho miệng bớt khô. Tuy nhiên, nên tránh nước uống có nhiều đường hoặc cafein. Bạn có thể nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt

khô miệng khát nước về đêm

Sử dụng trái cây và các thực phẩm có lợi cho sức khỏe răng miệng

– Tránh các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc có tính axit cao vì chúng làm tăng nguy cơ sâu răng. Trong thực đơn hàng ngày cần có nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế thịt, pho mát, chất béo có mùi mạnh. Nên hạn chế lượng caffeine bởi chất caffeine có thể làm cho miệng của bạn bị khô hơn.

– Chú ý chải răng với kem đánh răng có chứa fluoride để ngừa sâu răng. Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì cồn có thể làm khô miệng. Thay vào đó là súc miệng với nước muối loãng hàng ngày để hạn chế viêm nhiễm và làm sạch miệng. Lưu ý nên làm sạch lưỡi sau mỗi lần đánh răng để hạn chế vi khuẩn và mảng bá tích tụ trên lưỡi gây hôi miệng.

khô họng là bệnh gì

Chải răng thường xuyên với kem đánh răng chứa flour

– Sử dụng son dưỡng ẩm để làm môi bớt nứt nẻ

Chăm sóc sức khỏe đúng cách:

– Thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng định kì. Lấy cao răng 6 tháng 1 lần để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

– Một số cách trên là mẹo chữa và đề phòng bệnh khô miệng đơn giản. Với một số nguyên nhân gây khô miệng như do thuốc, do điều trị hóa trị, xạ trị hoặc mắc các bệnh lý dẫn đến khô miệng. Bạn hãy nên đến gặp bác sĩ để thăm khám, trao đổi với bác sĩ về tình trạng của mình để có cách giải quyết.

Khô miệng là tình trạng tuy đơn giản nhưng không nên xem thường bởi những tác động dây chuyền của nó đến các bộ phận khác trên cơ thể. Khi có bất kỳ biểu hiện khó chịu nào nên thăm khám trực tiếp tại nha khoa để xử lý nhanh chóng vấn đề này. Mọi thắc mắc bạn có thể gọi ngay đến số 0902 68 55 99 để được tư vấn nhanh chóng, chính xác.

Gọi ngay


Hoặc

 

Ý kiến khách hàng:

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Đừng ngần ngại gửi câu hỏi, thắc mắc cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giúp bạn trong thời gian sớm nhất. Hoặc liên hệ HOTLINE: 0902.68.5599 để được tư vấn nhanh nhất
  1. Quốc Tuấn:

    Tôi rất hay bị khô miệng, uống rất nhiều thuốc rồi mà vẫn không khỏi, khô miệng rát lưỡi khó chịu lắm. Liệu có cách nào xử lý bệnh khô miệng này hiệu quả không? Cảm ơn bác sĩ.

    • Nha Khoa DencosLuxury:

      Chào bạn Quốc Tuấn
      Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Nha khoa Quốc tế Dencos Luxury, về vấn đề bị khô miệng của bạn cần được thăm khám kỹ lưỡng tại nha khoa. Tùy thuộc vào dấu hiệu khô miệng và nguyên nhân gây bệnh khô miệng, bác sĩ mới có thể đưa ra chỉ định điều trị triệt để cho bạn.
      Tham khảo bài viết sau để hạn chế khô miệng xảy ra : https://nhakhoadencosluxury.com.vn/tri-kho-mieng-nhanh-chong-hieu-qua-voi-cac-phuong-phap-tu-nhien.html

0902.68.55.99 0902.68.55.99
chat
Chào bạn
Bác sĩ đã sẵn sàng tư vấn
zalo
Gọi điện
Chat
Để lại số điện thoại
bác sĩ sẽ gọi lại ngay